Nhằm tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, giảm thiểu tối đa các tổn thương về thể chất, tinh thần, sự ảnh hưởng tâm sinh lý, phát triển của trẻ em và không để xảy ra hệ lụy tiêu cực cho gia đình và xã hội, đảm bảo cho trẻ em được phát triển toàn diện, sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030; Kế hoạch số 2335/KH-UBND ngày 27/4/2020 của UBND tỉnh về hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2025; Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 704/QĐ-UBND ngày 17/3/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xân hại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Công văn số 2989/UBND-KGVX ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 9183/UBND-KGVX ngày 21/12/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Công văn số 213/UBND-NCKS ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh về việc xử lý hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em; Công văn số 7318/UBND-KGVX ngày 2 04/11/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Đẩy mạng công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai sâu rộng Luật Trẻ em, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Nâng cao hơn nữa công tác giáo dục về đạo đức, lối sống, cách ứng xử và trách nhiệm nêu gương của người lớn trong gia đình; phát huy tinh thần trách nhiệm của toàn thể người dân trong việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em nói chung và việc xâm hại tình dục trẻ em nói riêng đảm bảo kịp thời; xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân che giấu, không thông báo, không tố giác vụ việc, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
3. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành, chuyên đề về trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục; chú trọng công tác giáo dục giới tính trong môi trường học đường, trang bị cho các em những kiến thức, hiểu biết cần thiết để tự bảo vệ bản thân cũng như việc tố giác hành vi khi bản thân bị xâm hại; không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, kỹ năng bảo vệ, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
6. Công an tỉnh: chủ động phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc hỗ trợ, can thiệp, điều tra, xử lý nghiêm mọi hành vi bạo lực, xâm hại đến tính mạng, thân thể, nhân phẩm và tinh thần của trẻ em; phòng ngừa tái phạm, quản lý, giáo dục trẻ em tránh xa các tệ nạn xã hội và không làm trái các quy định pháp luật.
7. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em, đặc biệt là phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết các vấn đề nổi cộm, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đảm bảo kịp thời, đúng quy định. 3 8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thành viên trong hệ thống từ tỉnh đến thôn, khối phố và toàn xã hội mạnh dạn tố giác, thông tin kịp thời đến các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện các trường hợp liên quan đến trẻ em bị bạo lực, xâm hại; phối hợp thực hiện tư vấn, tham vấn, hỗ trợ cho trẻ em và gia đình trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực, xâm hại theo quy định pháp luật với các biện pháp phù hợp và đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em./.
Tải Công văn tại đây: Công văn số 8210/UBND-KGVX