Công tác đền ơ đáp nghĩa

Công tác đền ơn đáp nghĩa sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam

  Quảng Nam là tỉnh có số lượng đối tượng chính sách người có công với cách mạng đông (chiếm trên 23% dân số); cả tỉnh có 65.477 liệt sĩ, 30.782 thương, bệnh binh; 135.000 thân nhân liệt sĩ; 45.500 người có công với cách mạng; 34.000 người tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương; 6.300 người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; gần 12.000 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày... Đặc biệt, có 15.339 Bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; trong đó, 317 Mẹ còn sống đã được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng... 

Qua 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng, công tác đền ơn đáp nghĩa đã đạt được những kết quả: 

1.Công tác xác nhận người có công với cách mạng: Đã xác nhận và thực hiện chế độ trợ cấp các loại đối tượng cho 20.904 trường hợp. Trong đó: Trợ cấp thờ cúng liệt sỹ: 4.900 trường hợp; trợ cấp 3 tháng và mai táng phí, tuất từ trần các nhóm đối tượng theo Pháp lệnh: 6.857 trường hợp; trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: 152 trường hợp; trợ cấp một lần đối với học sinh - sinh viên: 1.775 trường hợp; trợ cấp hàng tháng đối với con liệt sĩ khuyết tật: 990 trường hợp; trợ cấp hàng tháng đối với thương binh: 243 trường hợp; nâng tuất liệt sĩ: 224 trường hợp; trợ cấp đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: 72 trường hợp; quyết định trợ cấp niên hạn dụng cụ chỉnh hình bằng danh sách đối với 2.191 trường hợp,... Đến nay, toàn tỉnh có 15.339 Mẹ VNAH (trong đó có 2.582 Mẹ được phong tặng), hiện còn sống 367 Mẹ, tất cả các Mẹ còn sống đều đã được các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng, mức phụng dưỡng bình quân 800.000 đồng/Mẹ/tháng... Đến nay đã cơ bản xử lý xong hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng.

2.Công tác chăm sóc người có công:

- Công tác điều dưỡng NCC: Đã ban hành Quyết định điều dưỡng tập trung đối với 10.453 trường hợp và Quyết định điều chỉnh tại gia đối với 27.019 trường hợp. Trung tâm Nuôi dưỡng điều dưỡng Người có công Quảng Nam đã tổ chức điều dưỡng tập trung trong và ngoài tỉnh đối với 5.145 trường hợp, đạt tỷ lệ 49,2%; các địa phương đã điều dưỡng tại gia 32.327 trường hợp (năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 nên công tác điều dưỡng tập trung đạt kết quả thấp). 

Ngoài ngân sách của Nhà nước chi cho công tác điều dưỡng, nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức thăm khám sức khoẻ, cấp thuốc điều trị chữa bệnh cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh... Đã tổ chức nhiều Đoàn người có công ra thăm thủ đô Hà Nội, viếng lăng Bác Hồ, gặp mặt Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, thăm lại chiến trường xưa, thăm nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc, thăm các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử của đất nước.

- Gắn với cuộc vận động “Uống nước nhớ nguồn”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đã từng bước được xã hội hóa với nhiều phong trào sâu rộng có ý nghĩa chính trị - xã hội và nhân văn sâu sắc, thể hiện sự tri ân đối với các Anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người có công cách mạng. Đến nay, có 99,28% hộ chính sách trong tỉnh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình ở khu dân cư, đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng chính sách ngày càng được cải thiện. 

Trong 03 năm (2020 - 2022) nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh vận động được trên 2,498,363,600 đồng. Nguồn Quỹ này hằng năm dành cho việc tu sửa, chỉnh trang, chăm sóc và dâng hương tại các nghĩa trang liệt sĩ; sửa chữa nhà ở và trợ cấp khó khăn đột xuất cho gia đình người có công với cách mạng hoặc gặp khó khăn do đau ốm thường xuyên và mắc bệnh hiểm nghèo.

3. Chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở người có công: Theo Nghị quyết 11  /2019/NQ-HĐND ngày 03   tháng 10 năm 2019 và Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2021 đã hỗ trợ 12.581 nhà; trong đó xây mới: 3.518 nhà, sửa chữa: 9.063 nhà với tổng kinh phí 322 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 276 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện 46 tỷ đồng. Bên cạnh đó từ nguồn tài trợ của các đơn vị, đã hỗ trợ 152 nhà tình nghĩa cho người có công và thân nhân người có công với tổng kinh phí hơn 8,7 tỷ đồng. 

4. Công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ: Triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-HĐND ngày 29/9/2021 về cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2026 với tổng kinh phí 203 tỷ đồng; giai đoạn 2022-2023 đã phối hợp các Sở, ngành liên quan đã tham mưu UBND tỉnh phân bổ thực hiện 93 tỷ đồng.

5. Công tác quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ NCC: Tiếp tục tập tham mưu thực hiện Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 03/6/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đã thực hiện số hóa trên 167.961 hồ sơ (trong đó hồ sơ liệt sĩ là 63.974; hồ sơ người có công là 49.657; hồ sơ thương binh là 23.974; hồ sơ bệnh binh là 9.130; hồ sơ Mẹ Việt Nam Anh hùng là 14.485; hồ sơ người kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 6.288; hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày đang nhập là 453) và đang tiếp tục thực hiện số hóa đối với các hồ sơ còn lại. Qua đó, công tác quản lý đối tượng ngày càng được thực hiện chặt chẽ, kịp thời.

6. Tập trung thực hiện phục vụ lãnh đạo tỉnh và tham mưu chuyển quà của Chủ tịch nước, quà của tỉnh nhân Tết nguyên đán và 27/7 hằng năm chu đáo, kịp thờiTrong đó, nhân ngày Thương binh liệt sĩ với tổng số tiền trên 236,4 tỷ đồng (quà Chủ tịch nước trên 69,6 tỷ đồng; quà của UBND tỉnh cho trên 166,8 50 tỷ đồng), thăm tết Nguyên đán 159 tỷ đồng (quà Chủ tịch nước gần 50 tỷ đồng; quà của UBND tỉnh cho trên 109 50 tỷ đồng).

7. Công tác xác nhận xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh liệt sỹ và người có công là nội dung quan trọng trong công tác thương binh liệt sĩ và người có công. Trong những năm qua, việc xét công nhận xã, phường, thị trấn làm tốt công tác Thương binh liệt sĩ và người có công đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện có kết quả, góp phần thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa, cải thiện và nâng cao đời sống đối với gia đình chính sách. Đến nay, toàn tỉnh có 241/241 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác Thương binh liệt sĩ, đạt 100% so với tổng số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh./.

 

Tin liên quan